
Bà Chúa Tài Lộc là hóa thân của Thủy Tổ Quốc Mẫu, Ngài thường hiển hiện về ban tài tiếp lộc cho muôn dân , vào giờ Thìn-Ngọ, giờ Dậu và giờ Tý trong tất cả các ngày trong tháng , Ngài hiển linh mạnh nhất vào ngày Mồng 9, 19,29 âm lịch hàng tháng .Đặc biệt là vào giờ Thìn . Nguyện Cầu Thủy Tổ Quốc Mẫu-Tiên Chúa Bà Tài Lộc ban tài tiếp lộc cho muôn dân, được phát tài phát lộc, phú quý vinh hoa thọ trường . Nam Mô Thủy Tổ Quốc Mẫu-Tiên Chúa Bà Tài Lộc Anh Linh
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022
CÔ ĐỒNG Ở THÁI NGUYÊN VỀ LOAN GIÁ TIÊN CHÚA TÀI LỘC
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2022
QUAN HOÀNG LỤC -AN BIÊN TƯỚNG QUÂN
Sự tích Quan Hoàng Lục và câu chuyện về An Biên tướng quân
Nếu Thái Bảo Bát Nùng (Quan Hoàng Tám Nùng Chí Cao) được xem là tù trưởng ông vua người Nùng, thì An Biên Tướng quân hiện thân của Quan Hoàng Lục lại được xem là tù trưởng ông vua của người Tày cai quản vùng đất Cao Bằng ngày nay.
Tương truyền Quan Hoàng Lục giáng sinh ngày 10/8/1038 tại xã Lũng Đính, châu Thượng Lang (nay là xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trong một gia đình mấy đời làm tù trưởng. Đến măm 18 tuổi, ngài được cử làm thổ tù vì Quan Hoàng Lục là người khảng khái, trọng nghĩa, khinh tài luôn đem tài sản chia cho dân nghèo, mọi người trong vùng đều quí mến ông. Năm 1053 (thời vua Lý Thái Tông), trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất, Hoàng Lục phối hợp với tướng quân Nùng Chí Cao chủ động đem quân đánh vào đất Tống, đột phá các châu: Châu Quý, châu Uy, châu Khang, châu Đăng, châu Ngô, châu Đoan, châu Hình… gây thiệt hại lớn cho quân Tống.
Quân của Hoàng Lục và Nùng Chí Cao đi đến đâu đều được nhân dân ủng hộ. Khi rút về, Hoàng Lục tiếp tục chuẩn bị lương thực, lực lượng để đối phó với quân Tống.
Đến năm 1075 (thời vua Lý Nhân Tông), quân Tống tiến hành xâm lược Đại Việt lần thứ 2 với mục tiêu phá vỡ tuyến phòng thủ ở Quảng Nguyên. Viên tướng của nhà Tống lúc ấy tên là Quách Quỳ đánh giá: “Quảng Nguyên là cổ họng của Giao Chỉ, có binh pháp mạnh đóng ở đó. Nếu ta không đánh lấy thì khi ta đi sâu vào đất chúng, quân ta sẽ bị đánh cả ở mặt trước và mặt sau”. Biết trước âm mưu xâm lược nước Đại Việt của nhà Tống, vua Lý Nhân Tông với chiến thuật “Tiên pháp chế nhân” đã cử Thái uý Lý Thường Kiệt xuất quân tiến đánh, đốt phá kho tàng của quân Tống ở vùng châu Khâm, châu Liêm nhằm làm giảm ý chí xâm lược của nhà Tống.
Nhận được mật lệnh của Thái uý Lý Thường Kiệt, Hoàng Lục cùng Tôn Đản, Nùng Chí Xuân trở thành bộ tướng dũng mãnh của Lý Thường Kiệt tung hoành ngang dọc trên đất Tống. Phá tan âm mưu xâm lược nước Đại Việt của nhà Tống, Lý Thường Kiệt ra lệnh rút quân về nước xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt và tin cậy giao cho Hoàng Lục trấn giữ vùng Đông Bắc từ Quảng Uyên đến Phục Hoà. Với nhận định của Quách Quỳ thì trận đánh ở Quảng Nguyên có tính chất quyết định. Trấn giữ vùng Quảng Nguyên lúc này là Lưu Kỷ – một viên tướng có kinh nghiệm đánh vùng rừng núi của nhà Lý với 5.000 binh mã. Khi quân Tống dưới sự chỉ huy của Phó tướng Yên Đạt ồ ạt tấn công vào Quảng Nguyên đã gặp phải sự đánh trả quyết liệt của quân Hoàng Lục và Lưu Kỷ. Theo lưu truyền trong dân gian thì chính khu vực đền thờ hiện nay là nơi Hoàng Lục lập trận địa để chặn bước tiến của quân xâm lược Tống. Dấu tích còn sót lại đến ngày nay là những ụ, thành đất hình chữ nhật, hình xoáy trôn ốc nằm rải rác dọc hai bên bờ sông Quây Sơn, cách đền khoảng 1 km
Đền thờ Quan Hoàng Lục An Biên Tướng Quân
Quan Hoàng Lục hóa ngày 22/4/1088 tại Phục Hoà, quân sĩ và nhân dân đã tổ chức đưa hài cốt ông về chôn cất tại quê hương Lũng Đính. Với những công lao to lớn trong việc gìn giữ biên cương, Hoàng Lục được phong An Biên tướng quân. Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân vùng Lũng Đính đã xây dựng đền thờ ông trên núi Đoỏng Lình. Đền thờ Hoàng Lục đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh vào năm 2004.
Đền thờ An Biên Tướng Quân Quan Hoàng Lục
Quan Hoàng Lục là một tướng giỏi có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, được triều đình nhà Lý phong chức An Biên tướng quân, thống lĩnh quân mã để bảo vệ biên cương phía Bắc. Sau khi ông mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của ông. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, việc xác định đền thờ Hoàng Lục được khởi dựng từ khi nào vẫn chưa được làm sáng tỏ, song kiến trúc còn lại của ngôi đền là hai gian nhà cấp 4 (kiểu chữ nhị) khá rộng với diện tích khoảng 100 m, vì kèo quá giang bằng gỗ, mái lập ngói âm dương, cửa đền quay ra hướng Nam, phía trên điện thờ có hoành phi ghi: “Tư cách chi thần“.
Hai bên có hai câu đối:
“Thần uy nghiêm dực hành đất Tống
Thánh đức anh linh phổ Việt Thanh”.
Gian tiền đường và hậu cung được ngăn cách bằng một bức tường dày. Theo các cụ cao niên trong vùng kể lại, trước đây trong đền có tượng Hoàng Lục bằng đồng, hai bên có tượng quan văn, quan võ bằng đất và chuông đồng, hậu cung có nhiều bệ thờ và bát hương, nhưng các hiện vật này đã bị thất lạc. Giá trị còn lại của ngôi đền chính là ở chất liệu xây dựng. Đền được đắp trình tường bằng đất sét trộn với mật mía rất công phu. Đến nay, các bức tường vẫn còn vững chắc, đặc biệt vẫn còn lưu giữ được 4 sắc phong của triều Nguyễn phong cho những người canh giữ đền đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh.
Ghi nhớ công lao của An Biên tướng quân Hoàng Lục, hằng năm cứ vào 14, 15 tháng Giêng nhân dân trong vùng lại mở hội lớn tại đền.
- Ngày 14, các nghi thức phần lễ được tiến hành, như: Dâng lễ vật, đọc văn tế với nội dung ca ngợi công lao của Hoàng Lục đã có công gìn giữ vững chắc một dải biên cương của Tổ quốc; Tiếp theo là cầu phúc, cầu lộc cho dân chúng một năm mới vạn sự tốt lành.
- Ngày 15, các trò chơi dân gian được diễn ra sôi nổi, như: Tung còn, múa Kỳ lân, hát văn nghệ… Đến mùa thu, khi mùa màng đã thu hoạch xong, người dân địa phương lại chọn ngày tốt mổ lợn, làm xôi dâng lên đền để tạ ơn.
Hầu giá Quan Hoàng Lục
Không giống như những vị quan hoàng khác, Quan Hoàng Lục rất ít khi về ngự đồng. Chỉ khi nào đến ngày tiệc chính hoặc thỉnh ông tại đền thờ chính thì ông mới về ngự đồng. Khi về ngự đồng, ông mặc áo đỏ, cũng có nơi khi hầu đồng quan mặc áo đen hoặc áo xanh thêu rồng hình chữ thọ và khoác áo choàng. Khi làm việc, ông khai quang, múa cờ, múa kiếm. Rồi ngự tửu nghe văn và xe giá.
Bản văn Quan Hoàng Lục
Chính quê Trùng Khánh Cao Bằng
Có quan Hoàng Lục giáng phàm tối anh linh
Cõi trần gian hữu tình hữu cảnh
Đất Cao Bằng – Trùng Khánh tựa cõi tiên
Lý triều có Đại tướng An Biên
Tiễu trừ giặc Tống giữ yên cõi bờ
Nước Nam Việt đẹp như huyền thoại
Sách trời ghi sáng mãi sử oai hùng
Đức Hoàng Lục ngài thông thạo kiếm cung
Vâng lệnh Thái Úy giữ vùng biên cương
Mười tám tuổi am tường binh pháp
Thông kinh thư sử sách làu làu
Khắp hòa tam thập lục châu
Nức danh gia thế đẹp câu thuận hòa
Khai quang thậm thì diệu
Quang minh chứng đàn duyên
Ngã tích tang cúng dàng
Kim phụng hoàng lân cận
Phật Thánh Chúa Tiên trung vương.
Hoàng Lục có lệnh truyền ra
Các quan thủy bộ cùng là chư dinh
Chuyên cần luyện tập quân binh
Đánh đông dẹp bắc tung hoành mọi nơi
Thái Úy Lý Thường Kiệt đức vời vời sáng
Nhận thấy Hoàng tỏa rạng mưu cơ
Ban cho nào kiếm nào cờ
Cùng ban mật lệnh bất ngờ xuất quân
Dùng chiến thuật chế nhân tiên pháp
Phá kho tàng tiến đánh Tống bang
Châu Liêm cùng với châu Khâm
Xua quân xung kích thỏa tầm trông xa
Sông Như Nguyệt dựng ra phòng tuyến
Dẹp âm mưu xâm chiếm nước ta
Từ Quảng Uyên đến Phục Hòa
Hoàng Lục trấn giữ gần xa thỏa lòng
Mậu Tuất Lý Nhân Tông Chính Hạ
Hoàng Lục ngài từ giã nhân gian
Đoỏng Lình dân lập ngôi đền
Khắp vùng Lũng Đính muôn miền khói nhang
Đức Hoàng Lục độ oan cứu khổ
Ngài hiển linh phù trợ trần gian
Tội công (Ai tội, ai công) ngài biên chép rõ ràng
Tiễu trừ kẻ ác phục hàng quỷ ma
Cũng có lúc Ngài ra trợ phép
Giúp cho người đẹp nết thảo ngay
Có khi dạo gót đông tây
Câu thơ Thái Úy sẵn bày cuộc ngâm
Ngài ngâm rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Đấng anh linh phong tư tài mạo
Rạng vẻ ngoài mũ áo cân đai
Độ cho hai chữ Lộc Tài
Độ cho già trẻ gái trai cát tường
Phép thần thông hô phong hoán vũ
Tài kinh bang tế thế chuyển luân
Nức lòng tướng sĩ ba quân
An Biên đại tướng muôn dân phụng thờ
Ngày tiệc Quan Hoàng Lục
Trong tứ phủ thì ngày tiệc của Quan Hoàng Lục là ngày 19/4. Vì ngài không mấy khi ngự đồng nên rất ít người biết, thậm chí là không biết.
-Hoàng Thiên Đạo Pháp-
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022
NGÀY RẰM CẦU BÀ CHÚA TÀI LỘC MAY MẮN CẢN NĂM

















Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022
SỰ TÍCH CHẦU BÉ BẮC LỆ
Sự tích Chầu Bé Bắc Lệ
Chầu bé Bắc Lệ là vị thánh chầu rất linh thiêng và thường xuyên hiển linh ngự đồng, chầu đứng cuối cùng trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà sau Chầu Mười Đồng Mỏ, cũng có lẽ là chầu đứng cuối nên được gọi Chầu Bé. Tuy thứ bậc chầu là cuối cùng trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà nhưng không một ai hầu mà chầu không ngự đồng, cứ mỗi khi chầu ngự đồng là cả một bầu không khí vui tươi hồ hởi đón chầu về đồng. Tên Bắc Lệ là địa danh nơi chầu hiển linh.
“Ai lên tới Cao Sơn xứ Lạng
Hỏi thăm đền chầu bé nơi nao
Hỏi ra Bắc Lệ đi vào
Ngôi đền chầu ngự thấp cao mấy tầng
Ngàn cỏ hoa nghiêng mình rủ lá
Bầy chim muông bách thú quỳ tâu
Chim oanh ríu rít bên lầu
Thần tích Chầu Bé Bắc Lệ
Miền Bắc Lệ, Hữu Lũng, Lạng Sơn cho đến ngay nay vẫn lưu truyền nhiều thần tích về vị chúa bà linh thiêng anh linh nhất vùng Lạng Sơn – Chầu Bé Bắc Lệ, chầu vốn gốc người Nùng giáng sinh xuống miền Bắc Lệ, Hữu Lũng, Lạng Sơn dưới thời vua Lê Thái Tổ. Tương truyền rằng, Chầu Bé Bắc Lệ là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, chầu có phép thần thông biến hiện do Đức Thái Tổ ban quyền, ra sức giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, và sau này được vua phong là Lê Mại Đại Vương. Vì vậy, đôi khi Chầu Bé cũng được người ta đồng nhất với Chúa Bà Sơn Trang.
Chầu Bé Bắc Lệ là vị thánh chầu có công lao giúp dân, giúp nước, anh linh hiển hách chống quân xâm lược nhà Minh, khi thanh nhàn ,chầu cùng các tiên nữ dạo chơi khắp chốn thắng cảnh hữu tình, dạy dân chúng trồng trọt chăn nuôi, lên rừng làm ruộng bậc thang, xuống sông suối đánh bắt cá tôm. Với phép thiêng, Chầu Bé lay núi chuyển ngàn, đôi lúc rong chơi chầu lấy tàu lá giả làm hàng bán để trêu đùa người trần gian. Tuy đành hanh, sắc sảo nhưng Chầu cũng hết sức nhân hậu, có việc dữ lành Chầu đều mách bảo cho người trần được biết mà tránh. Chầu anh linh giúp dân giúp nước độ người viễn xứ tha hương, lúc lại hiện hóa ra người bán hàng, chữa bệnh cứu người.
“Tuổi chầu Bé đương tuần trăng độ
Phép sơn trang đức tổ danh truyền
Phép tiên lay núi chuyển ngàn i i i
Bẻ ba tàu cỏ giả hàng bán chơi
Bạn Thổ, Mán nơi nơi tìm đến
Đàn ngũ âm múa lượn hát ca
Chiều chiều thơ thần bên đồi i i i”
Chầu Bé Bắc Lệ khi loan giá ngự đồng
Chầu Bé Bắc Lệ cùng với Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn và Chầu Lục Cung Nương, là ba vị Thánh Chầu trên Thượng Ngàn hay về ngự đồng nhất. Tuy thứ bậc chầu cuối cùng trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà nhưng không một ai hầu mà không thỉnh chầu vệ ngự. Khi Chầu ngự về đồng thường hay mặc áo đen hoặc áo xanh chàm (trước đây chầu chỉ mặc quầy và áo ngắn đến hông), chân đi xà cạp, trên vai đeo gùi hoa. Khi Chầu về đồng, sau khi hành lễ khai quang rồi múa mồi. Đôi khi Chầu Bé có thể giống như Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục trong nghi lễ chứng tòa Sơn Trang trong đàn mở phủ, sang khăn cho tân đồng hoặc chứng mâm giầu trình, ban tài phát lộc cho thanh đồng đệ tử cùng bách gia trăm họ. Có thể nói trong các giá hầu, giá Chầu Bé Bắc Lệ là một trong những giá hầu với âm hưởng và nghi thức vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp nhất.
Khánh tiệc Chầu Bé Bắc Lệ
Tiệc Chầu Bé Bắc Lệ vào ngày 20/9 âm lịch, có nơi tổ chức vào ngày 12/9 âm lịch.
Đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ
Đền thờ chính của Chầu Bé là ngôi đền nhỏ bên cạnh đền Bắc Lệ ở xã Thanh Tân, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ngoài ra, ở một số bản đền có các Chầu Bé cũng trên Thượng Ngàn, là các vị chầu bé bản đền và chỉ khi về chính đền, các vị đó mới ngự. Ví dụ như: Chầu Bé Đông Cuông (ở Đền Đông Cuông, Yên Bái), Chầu Bé Đồng Đăng (ở Đền Đồng Đăng, Lạng Sơn); Chầu Bé Tam Cờ (ở Đền Tam Cờ, Tuyên Quang); Chầu Bé Đền Ghềnh (ở Đền Ghềnh, Hà Nội). Tuy có sự xuất hiện của các vị Chầu Bé tại các đền khác nhau, song người ta coi đó là Chầu Bé Bắc Lệ đang giáng hiện muôn nơi. Và đền thờ Chầu Bé Bắc Lệ cũng là một địa điểm tâm linh linh thiêng nhất. Vào ngày lễ tiêc Chầu Bé, người dân địa phương và du khách muôn nơi nô nức đổ về khu di tích này để chiêm bái và thành tâm dâng lễ lên chầu, bên cạnh đó nghi thức thường thấy múc nước suối đền Bắc Lệ để lau tượng như một nghi thức thiêng liêng trong lễ tắm ngai tại đây.
Di tích lịch sử Đền Công Đồng Bắc Lệ.
Bản văn Chầu Bé Bắc Lệ
Dưới đây ban biên tập xin gửi tới bạn độc là một vài bản hát văn Chầu Bé Bắc Lệ mẫu mực trong nghệ thuật hát văn Việt Nam. Văn Chầu Bé thường được sử dụng rất nhiều trong mỗi buổi thực hành nghi lễ.
Bản văn Chầu Bé Bắc Lệ thứ 1
Ai lên tới Cao Sơn xứ Lạng
Hỏi thăm đền chầu bé nơi nao
Hỏi ra Bắc Lệ đi vào
Ngôi đền chầu ngự thấp cao mấy tầng
Ngàn cỏ hoa nghiêng mình rủ lá
Bầy chim muông bách thú quỳ tâu
Chim oanh ríu rít bên lầu
Phượng Hoàng tung cánh về chầu Động Tiên
Vượn trên non ru con rầu rĩ
Thú lâm sơn cảnh đẹp tự nhiên
Một bầu gió mát trăng thanh
Đàn thông réo rắt bên duyền suối reo
Đường uốn khúc quanh đèo dốc núi
Núi hiểm nghèo đất sỏi đá ong
Một bầu sơn thuỷ thong dong
Công Đồng Bắc Lệ , Kì Cùng ,Thất Khê
Trăm thứ quả mang về tiến Mẫu
Hái rau bi, củ đậu măng tươi
Cơm lam , rau sắng củ mài
Khoai môn đậu lạc sắn đồi rượu tăm
Bạn tri âm đông đào tây liễu
Áo xanh chàm yểu điệu vào ra
Gót tiên quảy lẵng hái trà
Chân quấn xà cạp nón tu lờ,dao quai
Miệng chầu cười trăm hoa đua nở
Chầu phán tiếng Nùng , tiếng Thổ tiếng Kinh
Đàn thông dạo khúc thanh bình
Sênh ngô sáo trúc tính tình hoà ca
Thường dạo cảnh Bảo Hà Trái Hút
Đền Đông Cuông Đức Đại tối linh
Tuyên Quang cảnh trí hữu tình
Núi Dùm Mẫu ngự ,thác ghềnh cỏ hoa
Ngự cung cấm một toà thạch động
Đền Ỷ La lồng lộng ngôi cao
Cây Xanh chầu mắc võng đào
Mỏ Than chầu ngự thấp cao mấy tầng
Cảnh núi rừng đèo heo hút gió
Thú sơn lâm hoa cỏ tốt tươi
Minh Lương suối lượn quanh đồi
Chầu thường dạo cảnh khắp nơi hữu tình
Lai Châu, Suối Rút Hoà Bình
Đỉnh non Bắc Kạn một mình cheo leo
Sơn Lâm như nước thủy triều
Khi thăng khi giáng khi đầy khi vơi
Hôm nay tấu thỉnh khuyên mời
Thỉnh mời Chầu Bé giáng nơi bản đền
Đăng trà quả thực dâng lên
Khuông phù đệ tử thiên niên thọ trường.
Bản văn Chầu Bé Bắc Lệ thứ 2
Kim chi ngọc diệp rành rành
Chầu bé Bắc Lệ giáng sanh hạ trần
Núi xếp núi mấy tầng cao thấp
Cây chen cây tràn ngập màu lam
Đền thờ chầu bé trên ngàn
Có con suối nhỏ bắc ngang chân đồi
Đàn cá lội đua bơi rẽ sóng
Nước long lanh in bóng trăng thu
Ngàn thông cất tiếng hát ru
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa ngát hương
Chầu bé thượng Thổ Nùng chính gốc
Áo chàm xanh khăn lục đội đầu
Đai xanh kiềng bạc túi trầu
Tay cầm dao quắm,vác bầu nước khe
Dận hài sảo , đầu cài trâm dím
Vòng kim cương tam khí lồng tay
Hây hây mặt nước vơi đầy
Như bông hoa nở trước ngày đầu xuân
Tuổi Chầu bé đang tuần trăng độ
Phép sơn trang đức tổ ban truyền
Phép tiên biến lá làm thuyền
Bẻ ba tàu cọ giả hàng bán chơi
Bạn Thổ Mán nơi nơi tìm đến
Vượt cửa ngàn cung tiến quả hoa
Tụ Long ,Bảo Lạc, Tam Cờ
Sông Thao sông Cả sông Bờ sông Dâu
Khắp đâu đâu nức danh Thần Nữ
Tự cổ triều quốc sử còn ghi
Danh thơm Nam Bắc Trung kỳ
Giúp dân hộ quốc độ trì bốn phương
Sắc phong tặng đại vương trường trị
Trên Bắc Lệ ngàn tú khí danh lam
Chim kêu vượn hót trên ngàn
Tả thời bạch hổ hữu thời thanh long
Dòng bích lãng nước trong leo lẻo
Dải sông Tô uốn éo xinh ghê
Thông reo trúc hóa tứ bề
Đền thờ cao ngất trông về Bắc Ninh
Vẻ tinh tú bên ghềnh vị thuỷ
Chầu giáng đền trấn trị yêu ma
Chầu về trắc giáng điện tòa
Khuông phù đệ tử vinh hoa thọ trường.
Ngự :
Tính hay vỏ đắng gừng cay
Trầu têm cánh phượng , lại hay thuốc lào
Con mới dâng lên một ống vôi đào
Cau xanh cả quả, thuốc lào cả phong.
Nguyên xưa hầu mẫu trên ngàn
Phán ra trăm tiếng , trao chung ngôn từ
Theo hầu Diệu Tín thiền sư
Anh linh nổi tiếng, Bắc Lệ ngàn Lạng Sơn
Tiên chầu bé tính tình sắc sảo
Việc dữ lành mach bảo người trần gian
Ai ơi đừng thấy chầu dễ dàng
Ai mà thất trực chầu bé ra điều chanh chua.
Biết ra phải đến kêu ngay
Sắm sanh sửa lễ hầu Vua tạ Bà
Chữ sắt son kiệm cần liêm chính
Điểm tô son cho nước Việt dài lâu
Lời chầu bé hôm nay con ghi nhớ làm đầu.
Bản văn Chầu Bé Bắc Lệ thứ 3
Kim chi ngọc diệp rành rành
Chầu bé Bắc Lệ giáng sanh hạ trần
Núi xếp núi mấy tầng cao thấp
Cây chen cây tràn ngập màu lam
Đền thờ chầu bé trên ngàn
Có con suối nhỏ bắc ngang chân đồi
Đàn cá lội đua bơi rẽ sóng
Nước long lanh in bóng trăng thu
Ngàn thông cất tiếng hát ru
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa ngát hương
Chầu bé thượng vốn Nùng chính gốc
Áo chàm xanh khăn lục đội đầu
Đai xanh kiềng bạc túi trầu
Tay cầm dao quắm,vác bầu nước khe
Dận hài sảo , đầu cài trâm trí
Vòng kim cương tam khí lồng tay
Hây hây mặt nước vơi đầy
Như bông hoa nở trước ngày đấu xuân
Tuổi Chầu bé đang tuần trăng độ
Phép sơn trang đức tổ ban truyền
Phép tiên biến lá làm thuyền
Bẻ ba tàu cọ giả hàng bán chơi
Bạn Thổ Mán nơi nơi tìm đến
Vượt cửa ngàn cung tiến quả hoa
Tụ Long ,Bảo Lạc, Tam Cờ
Sông Thao sông Cả sông Bờ sông Dâu
Khắp đâu đâu nức danh Thần Nữ
Tự cổ triều quốc sử còn ghi
Danh thơm Nam Bắc trung Kỳ
Giúp dân hộ quốc độ trì bốn phương
Sắc phong tặng đại vương trường trị
Trên Bắc Lệ ngàn tú khí danh lam
Chim kêu vượn hót trên ngàn
Tả thời bạch hổ hữu thời thanh long
Dòng bích lãng nước trong leo lẻo
Dải sông Tô uốn éo xinh ghê
Thông reo trúc mọc tứ bề
Đền thờ cao ngất trông về Bắc Ninh
Vẻ tinh tú bên ghềnh vị thuỷ
Chầu giáng đền trấn trị yêu ma
Chầu về trắc giáng điện tòa
Khuông phù đệ tử vinh hoa thọ trường
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022
Nhà Tâm Linh Khoa Học Trần Thúy Chứng Đàn Cầu Công Danh Cho Gia Chủ Tại Đền Chúa Tài Lộc
Uống Nước Nhớ Nguồn cho nên nhà tâm linh Trần Thúy luôn tâm niệm, nhớ ơn công khai Quốc của đức Thủy Tổ Quốc Mẫu Thần Long, hiện thân Tiên Chúa Tài Lộc, mà cứ hàng tháng Cô lại về bái yết Chúa Bà để cầu Quốc Thái Dân An, cầu cho đệ tử con nhang phát đạt giàu sang phú quý.
Cô còn tham gia nhiều chương trình vinh danh, hoằng dương Đạo Mẫu trên khắp miền tổ Quốc.
Sự đóng góp của nhà tâm linh vào công cuộc gìn giữ và phát huy giá trị Văn Hóa Cội Nguồn rất là to lớn của Cô, và với cái tâm trong công việc, giúp cho những con người khổ ải đến bến bờ của bình yên phúc lộc.
Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022
PHƯỚC TU NHIỀU KIẾP MỚI ĐƯỢC CHÚA TÀI LỘC ỨNG BÁO VÀ ĐƯỢC LOAN GIÁ HẦU CHÚA BÀ
AI CÓ PHƯỚC DUYÊN LỚN SẼ ĐƯỢC CHÚA TÀI LỘC ỨNG BÁO VÀ ĐỦ PHƯỚC DUYÊN MỚI ĐƯỢC HẦU CHÚA BÀ TÀI LỘC .
Tiên Chúa Tài Lộc là vị Quốc Chúa đầu tiên của dân tộc Việt, ngài là hóa thân của Thủy Tổ Quốc Mẫu Thần Long , là thân Mẫu Vua Lạc Long Quân, là vị Quốc Mẫu đầu tiên của dân tộc, và từ đó có Tín Ngưỡng Thờ Mẫu của người việt được xuất phát, đó là Gốc đầu tiên của Đạo Mẫu.
Ngài chuyên ban phát tiền bạc thóc gạo cho dân lành, dậy dân nuôi tằm dệt vải, truyền dậy chữ Thiên khoa đẩu (Chữ Việt Cổ ), truyền dậy Mật Pháp cho dòng dõi Hùng Vương để giữ Nước, nên nên thời Vua Hùng gần 3 nghìn năm bình yên độc lập.
![]() |
Hình ảnh Chúa Tài Lộc tại Xóm Hồ-Mão Điền-Thuận Thành-Bắc Ninh |
Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022
CÔ ĐỒNG HÀ NỘI LOAN GIÁ HẦU CHÚA BÀ TÀI LỘC NGÀY MỒNG 8 THÁNG 9 ÂM LỊCH 2022
Ngày mồng 8 tháng 9 âm lịch Cô Đồng Hà Thành về loan giá hầu Chúa Tài Lộc, tiến lễ Mở Kho Tài Lộc , tiến mã tam phù cầu an, cùng các đệ tử con nhang dâng lễ, dâng hoa tiến của tại cửa Chúa.
Trước đó Cô Đồng có dâng bức Tranh Chúa Tài Lộc khảm đá và ngọc, thành tâm dâng cúng về Đền để cầu nguyện bình an phúc lộc như ý sở cầu.
![]() |
Sau khi cúng lễ xong thì trư thụ lộc tại khuôn viên nhà Đền, sau đó đến chiều vào nghi lễ Cô Đồng hầu Thánh.
Thập phương cùng người dân đến xin lộc Chúa, ăn mày công đức Cô Đồng tán lộc cho bách gia trăm họ.
Nghi lễ thỉnh Tiên Chúa Tài Lộc giáng đồng về mở kho tài lộc, độ cho đệ tử bình an vinh hoa phú quý giàu sang, cầu danh đắc danh, cầu duyên đác duyên, cầu phúc đắc phúc, cầu thọ đắc thọ.
Mã dâng Chúa Tài Lộc tất cả đều màu vàng , vì Ngài quản cái kho Vàng Kho Bạc, đồng thời khi hầu Ngài mặc xiêm y màu Vàng, vì Ngài là dòng tộc Hoàng Gia, bậc Đế Vương khai sinh ra Nước Việt, chính vì vậy xiêm y của Ngài màu Vàng toàn bộ.
Cầu nguyện Tiên Chúa Tài Lộc độ cho gia chủ phúc lộc đề đa,, Cô Đồng cao tay ấn cứu khổ độ nạn, bách gia trăm họ giàu sang phú quý, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
KÍNH LẬY TIÊN CHÚA TÀI LỘC
-------------------------------------
ĐỀN BÀ CHÚA TÀI LỘC
Xóm Hồ-Mão Điền-Thuận Thành-Bắc Ninh
ĐT : 0972663752-0972433018