SỰ TÍCH CÔ CHÍN-Thần tích 1
Cô là Tiên Cô tài phép theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Cô có tài xem bói, 1000 quẻ
Cô bói ra thì không sai một quẻ nào. Cô có phép thần thông quảng đại. Ai mà
phạm tội, Cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách, rồi Cô hành cho dở
điên dở dại. Khi Cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam, về đến đất Thanh Hóa
thấy cảnh lạ vô biên. Cô hài lòng, bèn hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ
cây sung làm nhà, mắc võng ở cây si.
Có truyền thuyết nói
rằng Cô Chín là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vì đánh vỡ chén ngọc mà
Cô giáng trần, bán nước ở cồng đền Ba Dọi. Ban đầu những kẻ phàm trần không
tin, nghĩ Cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuối và tìm cách diệt trừ. Vì tức
giận nên Cô về tâu với thiên đình, thu giam hồn phách họ, hành cho điên khùng.
Trong những năm chinh chiến loạn lạc, Cô
đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc.[2] Với công lao to lớn, vua đã truyền
dân lập đền thờ Cô. Trước đền lúc đó có đến 9 miệng giếng tự nhiên. Vì thế có
câu: "Cô Chín quyền cai chín giếng" Vậy nên Cô Chín còn gọi với tên
Cô Chín Giếng. Nghe đâu các giếng này đã bị lấp khi trải qua nhiều thời kỳ.
*
Về chín giếng thiêng
và danh hiệu "Cô Chín Giếng"
Ông Hà Văn Châu, thủ đền lâu năm, kể rằng: “Tôi không nhớ chính xác vào năm
nào, chỉ nhớ đó là một năm hạn hán, khi nước sinh hoạt khan hiếm, người dân
quanh vùng đã đi tìm nguồn nước đào giếng. Cứ 4-5 người chung nhau đào, họ tìm
đến suối Sòng khoan giếng. Đào liên tục 8 miệng giếng vẫn chưa tìm thấy một
giọt nước nào.
Kiên trì đặt mũi khoan
tới miệng giếng thứ chín, khoan sâu được 8 – 9 m thì bất ngờ xuất hiện một mạch
nước lớn đùn lên ào ào. Cả làng được cứu sống nhờ mạch nước này và cũng từ đây
xuất hiện 9 miệng giếng thiêng.
Sau đó, có những đoàn
ở Hà Nội về thăm dò, đo đạc, nhưng không có kết quả chính xác về độ sâu của
giếng. Càng xuống sâu nước càng lạnh. Trực quan địa hình cùng quá trình lặn
xuống lòng sâu, họ kết luận: Dưới giếng có một dòng sông ngầm, dự đoán chảy từ
dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình) ra cửa biển Thần Phù (Nga Sơn)”.
Ở thời kỳ đầu khi
người ta phát hiện khu giếng thiêng này, ở miệng giếng thứ 9 rộng, sâu như một
hườm đá được đẽo gọt tỉ mỉ xuất hiện cá chuối, cá trắm từng đàn, có con to như
bắp đùi người lớn. Người dân đổ xô đi câu, đánh kích, vây lưới bắt cá về bán.
Trong số những người bắt cá bằng kích điện, có hai trường hợp chẳng may bị điện
giật chết. Chuyện đánh kích điện chết vì điện giật thì không lạ, nhưng người
dân nhân việc này tuyên truyền đó là cá thần báo oán, từ đó việc đánh bắt cá ở
đây bặt dừng.
Vào mùa hè, khách hành
hương sau khi lên đền Cô Chín đều xuống dòng suối này tắm vì có nhiều đồn thổi
tắm nước suối tiên sẽ trắng da, xanh tóc, khỏe mạnh phi thường. Nhưng cũng đã
có tới 2-3 vụ chết đuối ở đây.
"Do nước giếng
không bao giờ cạn, đặc biệt miệng giếng thứ 9 sâu không đáy rất nguy hiểm,
những miệng giếng còn lại có cạn cũng lút đầu người lớn, nên ban quản lý đền đã
gác tạm tấm bê tông lên miệng giếng, đứng trên cao nhìn xuống ai cũng tưởng
giếng cạn, có đáy” – anh Huấn nói. Như vậy, việc có người chết đuối cũng là
điều được lý giải.
Ở đây còn có câu
chuyện, rằng vào mùa mưa, nước suối dâng cao, sau khi khấn vái trên đền xong
xuôi, các con nhang có đem lộc thả xuống suối, trong đó có quả bưởi vàng và
những xấp tiền xu 200 đồng đã được đánh dấu theo bản hội. Chẳng biết có phép
nhiệm màu nào mà chỉ mấy ngày sau, quả bưởi đó đã có mặt ở một giếng khác thuộc
địa phận xã Hà Thanh. Cũng trong tháng đó những đồng xu 200 được khắc chữ phía
sau đã được cư dân vùng biển Nga Sơn ở cách đó rất xa tìm thấy trong quá trình đi
biển. Những câu chuyện kỳ lạ đó vẫn còn truyền cho tới ngày nay mà chưa có một
lời lý giải xác đáng. Có lẽ dòng sông ngầm dưới giếng (như các nhà khoa học đã
phán đoán) là một sự lý giải có căn cứ?
Nghi thức hầu bóng
Cô Chín Sòng Sơn là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô
Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi
giáng hầu Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bênh.
Cô Chín rất hay ngự đồng. Hết các thanh đồng khi Hầu Thánh đều có hầu giá
Cô Chín. Khi giáng hầu Cô Chín thường mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai và cô
múa quạt tiến Mẫu. Đôi khi Cô cũng múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt
lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ, hài hoa,
vòng hồng hay võng đào.
Trang phục và phụ kiện
- Áo hồng phơn phớt màu đào phai Và cô hay múa quạt, tất cả trang phục đều
màu hồng.
"...Đôi
quạt hầu 36 nan xương
Cô cầm đến quạt Cô lại thương các thanh đồng.
Cô Chín quạt cho sóng lặng biển an,
Cho trăng sáng tỏ xua tan đám mây mờ.
Cô Chín lên trời quạt gió quạt mây,
Xuống sông quạt nước, Cô Chín về đây quạt cho các thanh đồng.
Gió thu thoảng ngát hương lan.
Trăng soi chín giếng nước vàng long lanh..."
―Văn chầu Cô Chín Sòng Sơn
Sự tích Cô Chín Thượng Ngàn
Cô Chín Thượng Ngàn là tên do Cô Chín được thờ tại các
nơi miền núi.
Đền cô Chín Thượng khu Chi Lăng lạng sơn trên đỉnh núi, gần khu Đền Chầu
Mười -hữu lung lạng sơn, là một ngôi Đền
rất Cổ Kính linh thiêng, nơi non ngàn bát ngát sơn trang hoa quả, ai đi tới đây
đi bộ tới Đền Cô , trước đền có giếng nước để cho mọi người xin uống.
Cô Chín Thượng Ngàn tương truyền ngự giáng vào thời Lê Triều. Hiện thông
thường cứ vào dịp lễ Tết, người dân địa phương sẽ đi lễ Đền cô sau đó vào lễ
Chầu 10.
Khi ngự đồng cô Chín Thượng Ngàn thường mặc áo như Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn
nhưng là áo ngắn vạt, chít khăn củ ấu. Cô chính là nữ tướng giúp Chầu Mười đánh
giặc.
Cô Chín Thượng Ngàn có tài trị bệnh bằng nước Suối. Tuy nhiên ít người hầu
giá cô.
Có người Hầu Cô Chín Thượng vẫn mặc áo hồng, lên khăn
củ ấu hoặc khăn kiểu trên thượng nhàn, múa cờ kiếm hoặc múa mồi song đăng để
hầu Mẫu, Cô cùng Chầu 10 dệp giặc liễu thăng chiến công hiển hách lưu truyền
mãi mãi, nhân dân lập Đền Thờ Cô Chín Thượng Ngàn, gần khu Di Tích Chầu 10 đồng
mỏ.
Ngoài ra còn có Đền Cô Chín Tây Thiên, Đền Cô Chín Đồng Mỏ và Đền Cô Chín
Suối Rồng ở Đồ Sơn.
Còn Ngôi Đền Cô Chín Mỏ Than ở yên thế bắc giang, cách
Chúa Nguyệt tầm 10km, vì khu đó gần mỏ than cho nên gọi là Đền Cô Chín Mỏ than.